THÁI ĐỘ CHIẾN THẮNG

 

 

 

 

Có một “THÁI ĐỘ CHIẾN THẮNG” để đàm phán thắng cuộc. Trong các buổi huấn luyện của mình, tôi thường lặp đi lặp lại hai từ “thái độ” cho các học viên của tôi bất cứ khi nào có thể. Tôi nghĩ chúng ta đều biết rằng các nhà tuyển dụng ngày nay đều tập trung vào ba yếu tố trọng yếu A.S.K (Attitude – Skills – Knowledge) để tìm được ứng viên phù hợp và tài năng nhất. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một số thông tin mà tôi đã đúc kết được sau nhiều năm làm công việc thương thuyết, đối ngoại mà tôi nghĩ sẽ phần nào có thể giúp bạn chiến thắng được một cuộc đàm phán:


 1. Trước tiên, bạn phải nhớ rằng nền tảng của một thái độ tốt đó chính là “SỰ TỰ TIN” vào sản phẩm và dịch vụ của bạn, bên cạnh đó bạn phải tự tin vào chính bạn. Những điều bạn nói, bạn trình bày với người đối diện với một thái độ tự tin, sẽ tạo sự tin tưởng nhất định cho đối tác của bạn. Và dĩ nhiên, sự tư tin tôi nhắc đến ở đây phải dựa trên cơ sở bạn đã trang bị cho mình đầy đủ những thông tin, dữ liệu chính xác nhất cho buổi đàm phán. Bạn không thể nào chiến thắng với sự tư tin một cách thiếu căn cứ và cơ sở. 



2. Tiếp theo, hãy “ĂN MẶC VÀ CƯ XỬ” lịch thiệp nhất có thể. Ăn mặc lịch thiệp chính là một cách để thể hiện sự lịch sự và tôn trọng của bạn đến người đối diện và là minh chứng cho việc bạn là một người có thái độ tốt! (Nên nhớ lịch thiệp tôi nhắc đến ở đây là sự chỉnh chu, tươm tất trong cách ăn mặc và hành xử của bạn. Đừng nghĩ khi chúng ta ăn vận những bộ cánh đắt tiền mới là lịch thiệp. Đấy là một suy nghĩ sai lầm.)




 3. Sau đó, trong cuộc hội thoại, “LẮNG NGHE” là một chìa khoá, thể hiện rằng bạn đang nghe bằng tất cả ngôn ngữ cơ thể của mình, hãy đưa ra ý kiến và ghi chép một cách cẩn thận (nếu cần thiết). Tôi hoàn toàn đồng ý với một người thầy vĩ đại – Mr Schiffman – một trong những nhà huấn luyện về Sales hàng đầu nước Mỹ cũng có cùng ý tưởng với tôi “Thương lượng chính là một cuộc đối thoại giữa hai phía. Hãy nhớ, bạn không thể tự thương lượng với chính mình. Vậy nên, bạn phải cho đối phương biết rằng bạn đang lắng nghe họ, dù sự thật là bạn không đồng tình với những gì họ đang nói đi chăng nữa.”



 4. Và cuối cùng, hãy thật sự để tâm đến “NGÔN NGỮ CƠ THỂ”, cũng như bài nói của đối phương. Nó sẽ mang đến những gợi ý bổ ích cho bạn để bạn có thể sắp đặt các bước kế tiếp trong cuộc đàm phán theo chiều hướng tốt nhất. Hy vọng những chiến thuật trên sẽ đem đến nhiều lợi thế hơn cho bạn trong những cuộc đàm phán để thành công trong sự nghiệp của bạn!


 – H.D –


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *