KIỀM CHẾ CƠN GIẬN DỮ

 

 

[NGHỆ THUẬT ĐÀM PHÁN]
K I Ề M  C H Ế  C Ơ N  G I Ậ N  D Ữ
Trong những bài viết trước đây, tôi đã chia sẻ rằng “Thái độ chính là chìa khoá” cho nhiều vấn đề, đặc biệt là trong đàm phán. Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về một điều có thể giúp bạn thành công trong một cuộc đàm phán, hoặc sẽ huỷ hoại nó nếu bạn không biết cách kiểm soát điều này. Vâng, và đó chính là “cơn giận dữ” của bạn.
Giận dữ có thể sẽ là một công cụ đắc lực cho bạn trong đàm phán, NHƯNG chỉ khi bạn có thể hoàn toàn kiểm soát được nó. Còn nếu bạn trở nên giận dữ ngoài ý muốn chỉ vì cảm xúc bản thân, vì những tác động bên ngoài một cách dễ dàng, bạn có thể sẽ phải mất đi một bản thoả thuận được sắp đặt kĩ lưỡng và tất cả công sức và thời gian của bạn sẽ đổ sông đổ bể.
Vậy trước khi bạn bước vào một cuộc đàm phán, như một sự chuẩn bị, bạn phải tự xem lại đâu chính là “mồi lửa” cho sự giận dữ của chính mình. Hãy ngồi một mình, suy nghĩ chậm lại, né tránh tất cả mọi căng thẳng, kể cả những cuộc gọi, … Đừng bao giờ đánh giá thấp bất kì yếu tố nào dưới đây, vì đó có thể sẽ là nguyên nhân gây ra tác động mạnh đến cảm xúc của bạn:
– Tiếp xúc mắt (hoặc không có)
– Một vài từ hay cụm từ cụ thể
– Mùi hương
– Một vài cử chỉ, điệu bộ cụ thể
– Màu sắc (ám chỉ quần áo, nó có loè loẹt?)
– Âm thanh (xung quanh bạn)
– Nhiệt độ (tại nơi bạn đang ngồi)
Đôi khi, một “mồi lửa” không phải là một thứ cụ thể nào đó mà nó là một tình huống. Ví dụ:
– Ai đó đem đến một thoả thuận, đề nghị, quan điểm… mang tính xúc phạm đến bạn.
– Những ý kiến của bạn bị phớt lờ.
– Sự trung thực hay kiến thức của bạn bị nghi ngờ, thậm chí bị lăng mạ.
– Bạn cảm thấy như bạn đang bị làm trò hề.
Nếu hiện tại bạn đã hoặc đang bị như trên, bạn phải sửa chữa và thay đổi ngay lúc này. Hãy liệt kê ra tất cả những lý do có thể làm ảnh hưởng đến khả năng đàm phán của bạn, trước khi làm cho nó tuyệt vời hơn. Sau đó, hãy tìm giải pháp cho từng lý do cụ thể. Ví dụ: nếu bạn biết rằng ngồi trong một căn phòng nóng không có cửa sổ sẽ dễ dàng làm bạn bực mình(hay cả đối tác của bạn), hãy sắp xếp cuộc đàm phán của mình trong một căn phòng có máy cửa sổ thông thoáng hoặc nơi có máy điều hoà.
Tóm lại, hãy nhớ rằng:
• Hãy học cách thấu hiểu những “mồi lửa” có thể khiến bạn giận dữ.
• Bạn hoàn toàn có thể ngăn mình khỏi cơn giận, nhưng chỉ khi bạn học được cách kiểm soát nó.
• Nếu có một ai đó đang cố tình làm cho bạn giận dữ, hãy tìm cách tạm hoãn cuộc đàm phán lại và tiếp tục sau khi bạn giữ được cho mình một cái đầu lạnh.
Rất hi vọng rằng tất cả những điều được nêu ở trên có thể sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có trong các cuộc đàm phán của mình.
-H.D-

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *